Post MBA: Mình tập phỏng vấn vào vị trí Manager ở nước ngoài như thế nào?

Tiếp nối series bài viết xin việc ở nước ngoài, có rất nhiều bạn nhắn tin hỏi về cách mình luyện tập phỏng vấn, nay mình ghi lại đây, hy vọng giúp đỡ được ai đó.

Mỗi kiểu phỏng vấn, mỗi vòng phỏng vấn cần sự chuẩn bị khác nhau

Phỏng vấn xin việc ở nước ngoài thường có rất nhiều vòng, nhưng tựu chung lại thì mình thấy sẽ có phỏng vấn với HR (có thể là gặp HR của Recruitment agency trước, sau đó mới đến HR của công ty mình apply), Hiring managers, Peers interview (là phỏng vấn với đồng nghiệp), Boss của Hiring managers, cuối cùng là gặp HR lần nữa để deal lương.

Có nhiều kiểu phỏng vấn, ví dụ như screening, panel interview, behavioural, technical, offer & negotiation…

Ở đây, mình sẽ nói về 2 vòng chính là phỏng vấn với HR (screening) và với Hiring managers (phỏng vấn chuyên sâu về công việc). Còn những vòng/ kiểu phỏng vấn khác thì mình không viết ra đây nếu không thì dài lắm, bạn nào có nhu cầu có thể liên hệ mình nha.

HR: vòng đầu tiên thường sẽ là phỏng vấn với HR

HR sẽ có cách đánh giá mình rất khác so với Hiring managers. Mình cần phân tích kỹ để biết được người ta tìm kiếm điều gì, và chuẩn bị điều đó, thì cơ hội thành công sẽ tăng lên. Cụ thể như sau:

HR cần gì? HR cần 1 ứng viên đúng như JD để pass cho công ty (nếu HR đó thuộc Recruitment agency) hoặc pass cho Hiring managers (nếu là internal HR). Họ đóng vai trò như 1 screening gate.

HR pass ai, reject ai dựa vào đâu? Theo phán đoán của mình, HR thường sẽ không nắm rõ về bản chất công việc (bằng Hiring managers), họ sẽ dựa rất lớn vào (1) JD (2) Những negative traits

Vậy nên:

(1) JD: khi phỏng vấn với Hr, mình sẽ đảm bảo là phải nói ra cho được (và nói chính xác) các keywords trong JD, không từ đồng nghĩa, không kể lể dài dòng. Ví dụ job về sale thì mình phải nói sao đó cho được cái từ sale, job về data thì phải tao làm data ở ABC. Bắt được keywords, và bắt được sớm rất quan trọng với Hr vì như mình đã nói, họ không hiểu chuyên môn nhiều nên không đánh giá được những thứ lòng vòng xung quanh, và cũng không có thời gian (screening thường rất nhanh chỉ 10-15p qua phone). Chưa kể với những người Tiếng Anh là 2nd language như mình thì càng phải nói ra được những keywords trong JD, Hr mà không hiểu là họ bye bye liền (hoặc bị note là bad communication skill 😄)

(2) Negative traits: là những absolutely no, ví dụ như công ty start-up thì mình sẽ không bao giờ nói kiểu tao enjoy procedure 😄. Mấu chốt ở đây là Đừng nói hớ – đừng nói cái gì làm cho mình bị loại.

Hiring managers: sau khi qua được Hr, bạn sẽ gặp Hiring manager

Với Hiring managers, họ là người hiểu công việc, họ cần người (1) Biết làm (2) Hợp với team. Vậy nên:

(1) Biết làm: mình chuẩn bị sẵn những stories/ projects/ examples cụ thể để back up cho những gì mình viết trong CV. Ví dụ như JD là tuyển Growth thì mình sẽ nói về 1 Experiment mình đã làm: objectives – hypothesis – testing – result – lessons learnt. Có 2 thứ mình sẽ cố gắng thể hiện cho được, (1) cách mình tiếp cận vấn đề (nếu bạn không có direct experience thì đây sẽ là chỗ để bạn thể hiện. Hiring managers không như Hr, người ta không cần bạn phải từng làm cái việc đấy, cái người ta cần là bạn nắm được những nguyên lý cơ bản, bạn có cách tiếp cận vấn đề tốt, còn chưa làm thì học tí là biết làm thôi không sao cả) (2) lessons learnt (nói về lessons learnt rất quan trọng vì không có projects nào là hoàn hảo cả, đặc biệt là Growth MKT thì lessons learnt sẽ là inputs cho next experiments). Chọn project sao cho khéo léo cũng quan trọng, ví dụ công ty là B2B thì mình sẽ chọn nói về Email MKT chẳng hạn. Nói chung cái này phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn nộp vị trí gì và bạn hiểu công ty tới đâu.

(2) Hợp với team: dễ nhất là tìm hiểu kỹ về company culture (làm sao để biết thì quay lại bài trước mình viết nha, đó là đi hỏi nhiều vào). Ví dụ như Meta (Facebook) là fail fast thì bạn phải quick, proactive, over-deliver (cẩu thả chút cũng được 😄) và đưa những keyword này vào những câu chuyện của bạn. Hoặc vị trí bạn nộp là Manager thì câu chuyện của bạn chắc chắn phải có việc bạn manage team như thế nào. Ví dụ như team mình hiện tại là cross border, có India, US, Canada…thì mình sẽ nói về culture conflicts chẳng hạn.

Tell me about you là câu hỏi quan trọng nhất

Cũng là mấu chốt quyết định bạn có được tuyển hay không 😃.

Vì đây là ấn tượng ban đầu, và sẽ là ấn tượng xuyên suốt cả buổi phỏng vấn. Bạn có thể direct suy nghĩ của người đối diện về bạn chỉ với cách bạn giới thiệu bản thân.

Vì thế, mỗi công ty với mình là 1 bài “Tell me about you” khác nhau. Cách mình tiếp cận câu hỏi này như sau:

  • Mình (tuyệt đối) không có kể lể cả cái CV theo trình tự, thường thì mình sẽ chuẩn bị 3 điểm chính để nói, và 3 cái điểm đấy phải là 3 well-curated, nghĩa là (1) được chọn lọc và (2) được sắp xếp thứ tự cẩn thận & có ý đồ, sao cho người nghe sẽ có ấn tượng đúng như những gì mình muốn. Nghe hơi manipulate nhỉ, để lấy ví dụ cho bạn dễ hình dung: nếu bạn là fresher và điều đầu tiên bạn nói trong lúc phỏng vấn là bạn đã học hết các khoá official của Meta & Google thì mình sẽ tự dưng cảm thấy bạn “có chút chuyên môn”. Kiểu vậy 😃
  • Bạn phải chủ động tạo cái vibe để đẩy mood của buổi phỏng vấn lên, vì nếu chán quá thì người ta cũng dễ loại bạn lắm. Cách mà mình thường làm đó là (1) mình sẽ cố gắng book buổi phỏng vấn sao cho không phải là thứ 2, không phải là thứ 6, không phải là cuối tuần, vì mấy lúc đó mọi người hay quạu 😄 (2) khi mới bắt đầu phỏng vấn mình sẽ chủ động Hi 1 cách energetic và nói 1,2 câu social gì đấy để break the ice và tạo không khí thoải mái vui vẻ.

Mình làm gì mỗi khi chuẩn bị phỏng vấn

List câu hỏi thì đầy rẫy trên mạng nhưng mình thì chủ yếu:

  • hiểu thật rõ JD
  • hiểu thật rõ CV
  • chuẩn bị câu Tell me about you
  • chuẩn bị các stories/ projects/ examples để support

Với các câu hỏi về behavioral kiểu điểm mạnh điểm yếu hay mình sẽ làm gì trong tình huống ABC gì đấy thì mình không chờ đến lúc phỏng vấn mới chuẩn bị mà luôn chủ động (1) tìm cách để hiểu bản thân hơn (dùng Life Coach chẳng hạn) và (2) nghĩ về cách mình tiếp cận vấn đề hơn là chuẩn bị cho từng vấn đề cụ thể. Bạn có thể học về các framework problem solving nổi tiếng như của BCG, McKinsey…Bạn nào đang học MBA thì hãy chọn môn Corporate strategy hoặc Behaviour science for Manager để có critical thinking tốt hơn nhé 😃.

100 lần nghĩ trong đầu không bằng 1 lần thực hiện

Bạn phải mock interview. Bắt buộc.

Tốt nhất là bạn có 1 career coach/ mentor để mock interview cho bạn. Hoặc cùng lắm thì nhờ bạn bè, người thân. Hoặc đi phỏng vấn dạo. Nhưng dù là ai thì bạn cũng phải mock interview.

Bạn có thể viết ra, bạn có thể học thuộc lòng, nhưng khi bạn ngồi vào và người đối diện hỏi “Tell me about you?”, mình tin chắc là có nhiều bạn sẽ không bật ra nổi câu trả lời 😄. Vì vậy, hãy làm thật và làm nhiều lần. Mình thường record những buổi mock interview để nghe lại và chỉnh sửa dần. Thường là với những buổi phỏng vấn quan trọng, mình đảm bảo mình sẽ mock interview ít nhất 3 lần.

Nếu bạn nào có câu hỏi gì có thể để ở phần comments bên dưới nha. Mình sẽ cố gắng trả lời. Chúc mọi người đều tìm được việc ưng ý!

2 comments

  1. Bài viết bổ ích quá Lan Anh ơi ^^. Hiện tại Hân cũng đang tìm việc liên quan đến luật ở UK, cũng có hơi bối rối nhưng đọc bài của LA xong thấy rõ ràng hơn nhiều nè. Với cho H hỏi là Lan Anh tìm được life coach/ mentor cho mình như thế nào vậy?

    1. Việc tìm Life coach/ Career coach với mình cũng là cả 1 chặng đường. Để vài bữa nữa mình viết 1 bài cho nó đầy đủ nha.

Comments are closed.