Tự nhận thấy bản thân may mắn vì được làm công việc mình thích, và cũng được 1 vài người bạn hỏi về việc làm sao để trở thành freelancer, nên mình viết bài này (và 1 vài bài khác), hy vọng giúp được ai đó.
Tư duy: Không phải một ngày ngủ dậy tự dưng trở thành freelancer
Mình không ghét việc làm văn phòng, vì với mình, đi làm là được gặp gỡ mọi người, được giải những bài toán hay, và có lương đều đặn. Tuy nhiên, mình bị 1 cái bệnh là thích đủ thứ. Có nghĩa là mình cũng thích được đi đây đi đó, thích trải nghiệm nhiều cuộc sống khác nhau nhưng…vẫn thích có tiền
Đối với nhiều người, freelancer tương đương với 1 cuộc sống bấp bênh, thu nhập không ổn định và tương lai mù mờ. Các công việc freelance quá đặc thù, như là design, content, code…không phải ai cũng có thể làm được. Chưa kể, làm freelance khá mệt, vì nó như kiểu one man business: tự kiếm jobs, tự làm và cô đơn. Với mình, những điều này đúng, nhưng nó như là 2 mặt của 1 vấn đề, có những rewards thì cũng có những drawbacks, nên tập trung vào chuyện tìm giải pháp. Mình thích cuộc đời là những chặng trải nghiệm hơn là cố gắng chọn 1 con đường đúng đắn nhất có thể.
Có thể kể 1 chút là mình đã có rất nhiều lần tình cờ kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau: từ đi bán hộp quà 20/11 hồi nhỏ xíu, đi bán bài giải thi chuyển cấp hồi cấp 3, đi dạy tiếng Anh/ làm content cho trung tâm tiếng Anh…mình nhận ra là khi mình có 1 kỹ năng và thực sự mong muốn kiếm tiền từ kỹ năng đó thì mình hoàn toàn có thể có được khách hàng.
Vậy nên, sau khi ra trường, mình cố gắng hoạch định để các công việc mình làm bổ trợ qua lại, có nghĩa là thời gian đi làm full-time sẽ tích luỹ các kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ…để 1 ngày nào đó mình có thể thử sức với 1 dạng công việc khác. Đó là cả 1 quá trình thử – sai, tính toán, chọn lọc và thất bại. Vậy nên, không có chuyện một ngày ngủ dậy và tự dưng thèm tự do, nộp đơn xin nghỉ việc và bùm, trở thành freelancer.
Chuẩn bị gì
a. Kỹ năng chuyên môn
Đối với các công việc freelance, theo mình bạn sẽ được thuê khi bạn có khả năng giải quyết 1 vấn đề gì đó mà người khác ko làm đc/ hoặc làm rất mất tgian, nghĩa là bạn phải sở hữu skills/ knowledge gì đó mà nó chuyên môn 1 chút. Sẽ rất khó để 1 generalist trở thành 1 freelance, nhưng 1 specialist thì khả năng tìm được jobs freelance sẽ cao hơn nhiều. Specialist ở đây ko cần thiết là về skills, mà có thể về knowledge.
Ví dụ: bạn làm trong ngành F&B nhiều năm, có hiểu biết về thị trường, market leaders, các know-how, best practice trong ngành ← làm freelance tư vấn set up hoặc mở rộng F&B businesses. Hoặc, mình biết 1 chị có kinh nghiệm làm camping, trở thành freelancer set up các business camping ở Đà Lạt rất ổn.
Điểm mấu chốt ở đây là bạn có thể tận dụng các công việc hiện tại để xây dựng cho bản thân 1 bộ skills/ knowledge sâu sắc và độc đáo bằng cách để ý xem bản thân hay được người ngoài ngành hỏi về những điều gì trong công việc hàng ngày, và cố gắng tìm hiểu, đào sâu rồi tổng hợp lại, không phải chỉ phục vụ cho công việc hiện tại mà cho các dự án cá nhân sau này.
Mình không khuyến khích các bạn đang làm công việc hiện tại 1 đằng mà xây dựng skill freelance 1 nẻo, không liên quan gì đến nhau. Như vậy là mất thời gian và không đủ sâu để có thể cạnh tranh lại với các bạn dành rất nhiều thời gian cả lúc đi làm lẫn lúc rảnh để trau dồi. Nhảy vào 1 lĩnh vực mình vừa ko có năng khiếu, vừa ko có kinh nghiệm, mình nghĩ khó có ai thuê 1 người như vậy để giải quyết vấn đề.
b. Kỹ năng mềm
Quản lý kỳ vọng của bản thân: mình nghĩ kỹ năng này là quan trọng nhất. Có nghĩa là bạn hoàn toàn hiểu được những lợi ích và yếu điểm của việc làm freelance, tại sao mình lại làm việc mình đang làm, nếu có khó khăn mình làm gì để vượt qua và back up plan là gì. Khi chuyển sang 1 giai đoạn mới đương nhiên có những điều ko như ý, ví dụ như chưa có jobs, clients khó chịu, chán khi phải làm 1 mình, thu nhập lúc nhiều lúc ít…bla…bla…Chuyển lo vu vơ thành nỗi sợ cụ thể và chuẩn bị cho bản thân 1 bộ giải pháp để vượt qua sẽ là key trong chuyện quản lý kỳ vọng của bản thân.
Uy tín: nghề này là nghề sống bằng uy tín. Mất uy tín là mất tất cả . Một trong những tips của mình là luôn thay quần áo tử tế mỗi khi mở lap ra để bản thân cảm thấy như mình đang đi làm. Ngoài ra thì luôn cố gắng submit trước deadline 1 ngày, như vậy để trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt client.
Sống tối giản: bạn có bao giờ nghe đến Chi tiêu tối thiểu chưa?. Sống tối giản giúp mình tập trung vào niềm vui xung quanh và ko bị áp lực quá lớn về chuyện tiền bạc, khiến mình enjoy công việc freelance hơn nhiều.
Kiếm jobs ra sao hay con đường để mình trở thành freelance là gì.
Dài quá rồi nên mình sẽ dành để viết trong 1 post khác nhé ko thì ko ai đọc mất . Mọi người cần hỏi gì cứ nhắn mình nha, mình sẽ cố gắng giúp trong khả năng có thể