Performance marketing rất khó, khả năng thành công của chiến dịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, nếu không để ý đến những điều dưới đây, chiến dịch của bạn nắm chắc “thất bại”.
Tracking tracking tracking
Một trong những điều quan trọng và sẽ tốn thời gian cực kỳ nhiều trước khi bắt đầu campaign performance chính là việc 2 bên client-agency ngồi lại để thống nhất cách tracking. Hiểu về bản chất của platform thì Google và Facebook có cách tính đơn hàng đổ về khác nhau, chưa kể các đơn hàng được tạo ra một cách gián tiếp (đơn hàng tạo ra nhưng ko trực tiếp từ link quảng cáo)…Ngồi lại và cùng list ra tất cả các nguồn tạo ra đơn hàng, với mỗi nguồn ghi ra các cách tracking phù hợp là tiền đề để sau này khi campaign diễn ra bạn có thể quản lý được tiến độ 1 cách chính xác.
KPI tổng và KPI hàng ngày, hàng tuần
Tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ và chiến lược tiếp cận, không phải cứ start campaign là đơn sẽ đổ về liền. Có những sản phẩm user cần nhìn thấy ads nhiều lần mới bắt đầu có hành động ví dụ như mua 1 món đồ đắt tiền. Bên cạnh đó, số lượng đơn và CPO cũng thay đổi theo thời điểm, không đồng đều mỗi ngày. Do đó, ngoài thống nhất số đơn hàng tổng, bạn nên có 1 timeline ước tính về số đơn và CPO theo các khoảng thời gian nhỏ (ngày, tuần).
Rà soát lại web/ app/ hệ thống CRM
Website vào chậm, rớt đơn. App update, mất tracking. CRM bị lỗi, không follow up được khách hàng. Hậu quả của những vấn đề này là mất tiền quảng cáo mà không có đơn hàng, khách có ấn tượng xấu về sản phẩm/ dịch vụ. Vậy nên, trước campaign, hệ thống kỹ thuật cần được check kỹ và sửa (nếu có lỗi). Trong suốt quá trình diễn ra campaign, bạn nên aware trước cho đội ngũ kỹ thuật túc trực liên tục để sửa các lỗi có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả chiến dịch.
Performance không phải nhiệm vụ của riêng team digital
Performance liên quan trực tiếp đến việc tăng đơn hàng, tức là tăng lượng hàng hóa, giao hàng. Như vậy, team sản xuất, vận chuyển phải nắm thông tin. Khách vào hỏi, complain, team CS (chăm sóc khách hàng) phải nắm thông tin để tư vấn. Hệ thống web/ app/ CRM/ đo lường…trong quá trình chạy campaign phải trơn tru, mượt mà đảm bảo trải nghiệm người dùng tối ưu nhất. Team IT cần biết để chuẩn bị. Team Digital là project owner, tuy nhiên sự tham gia của tất cả các team còn lại trong công ty ngay từ giai đoạn planning cho campaign là rất quan trọng.
Back-up plan
Campaign performance thường diễn ra từ 1-2 tháng, đơn hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không định trước: các sự kiện hot bất ngờ diễn ra, facebook ads bị khóa, đối thủ ra sản phẩm mới quảng cáo rầm rộ làm giá ads tăng cao, hoặc đơn giản không hiểu vì sao số không về/ CPO tăng…vì vậy nếu chỉ có 1 plan bạn sẽ hoàn toàn bị động. Chuẩn bị thêm các back-up plan như mã khuyến mãi, contents/ visual direction mới, new channels (tiktok…) để đề phòng trường hợp plan chính không như dự định.
Trên đây là một vài lưu ý để campaign performance không “sai”, còn đúng thì cần rất nhiều yếu tố mà mình sẽ chia sẻ ở những bài viết khác nhé!